
Phát triển TOD gắn với Metro tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh: Cơ chế chính sách đặc thù của dự án
Mô hình TOD (Transit-Oriented Development) - mô hình phát triển định hướng giao thông công cộng - là mô hình quy hoạch và phát triển đô thị xoay quanh các trục giao thông công cộng như tàu điện, metro, xe buýt nhanh (BRT)... nhằm định hướng ưu tiên đi lại bằng giao thông công cộng và tạo ra một không gian sống hiện đại, tiện nghi, giảm phụ thuộc vào xe cá nhân, thân thiện với môi trường.
Mô hình TOD phát huy nhiều ưu điểm trong các đô thị lớn:
- Tối ưu diện tích sử dụng đất đô thị
- Giảm phương tiện cá nhân lưu thông trên đường
- Giảm ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường sống đô thị
- Thực hiện chiến lược phát triển đô thị bền vững
Dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD tại Thành phố Hà Nội (15 tuyến) và Thành phố Hồ Chí Minh (10 tuyến) với tiến độ thực hiện từ 2026 – 2045, chia thành 3 giai đoạn bao gồm: 2026 – 2030, 2031 – 2035 và 2036 – 2045. Trong đó, một phần tuyến Metro số 1 là tuyến Bến Thành – Suối Tiên đã được khai thác, vận hành từ ngày 22/12/2024 (Phụ lục của Nghị quyết 188/2025/QH15). Trong tình hình hạ tầng giao thông đô thị Việt Nam kém phát triển, đặc biệt ở hai đô thị lớn nhất Việt Nam (Hà Nội và Hồ Chí Minh). Dự án phát triển hạ tầng giao thông là vô cùng quan trọng. Do đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 188/2025/QH15 về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho dự án này.
- Vốn đầu tư: Nhà nước ưu tiên ngân sách cho dự án và cho phép sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ khác.
- Từ ngân sách trung ương: Hạn mức tối đa là 215.350 tỷ đồng cho thành phố Hà Nội và 209.500 tỷ đồng cho Thành phố Hồ Chí Minh.
- Từ các nguồn khác: vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài. Đặc biệt, đối với dự án sử dụng vốn ODA không phải lập đề xuất đối với phần vốn này.
- Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh được phát hành trái phiếu và sử dụng các khoản thu bao gồm tiền thu đối với diện tích sàn xây dựng tăng thêm của dự án, tiền thu từ việc khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD, Phí cải thiện hạ tầng.
- Trình tự, thủ tục đầu tư dự án: Dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD không phải thực hiện thủ tục lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và các thủ tục khác có liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư.
- Uỷ ban nhân dân Thành phố (Hà Nội/Hồ Chí Minh) có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh phương án tuyến công trình, vị trí công trình; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, chỉ tiêu sử dụng đất; điều chỉnh chức năng sử dụng các khu đất trong khu vực TOD để khai thác quỹ đất và giá trị tăng thêm từ đất, phát triển các tuyến đường sắt trong dự án,...
- Thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED - quá trình thiết kế kỹ thuật sơ bộ nhưng chi tiết hơn thiết kế ý tưởng ban đầu): Dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD được lập thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED) thay thế cho thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi. Các bước thiết kế sau thiết kế kỹ thuật tổng thể FEED giao cho chủ đầu tư có dự án được giao quyết định phê duyệt.
- Tiêu chuẩn, kĩ thuật của dự án: Ủy ban nhân dân Thành phố được quyết định lựa chọn áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn cho các tuyến đường sắt đô thị của Thành phố sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng mà không phải thực hiện thủ tục phê duyệt theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Việc phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các dự án đường sắt đô thị
Các tổ chức, cá nhân chủ trì hoạt động khoa học, công nghệ phục vụ dự án được ưu tiên hưởng các chính sách như: nhà đầu tư hạn chế, chỉ định nhà đầu tư, hưởng ưu đãi của doạnh nghiệp công nghệ cao, miễn thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doạnh nghiệp,...
- Chính sách về vật liệu xây dựng và bãi đỗ bãi:
- Các chính sách về khai thác khoáng sản (điều chỉnh trữ lượng, kéo dài thời gian khai thác,...) nhằm phục vụ vật liệu xây dựng cho dự án.
- Tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và quản lý khu vực bãi đổ chất thải rắn.
- Đặc biệt, dự án đường sắt theo mô hình TOD tại Thành phố Hồ Chí Minh phải thực hiện các thủ tục theo Luật Môi trường bao gồm tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp giấy phép môi trường trước khi dự án vận hành thử nghiệm (nếu dự án thuộc đối tượng thực hiện thủ tục cấp giấy phép môi trường), đăng ký môi trường (nếu dự án không thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường).
Xem chi tiết Nghị quyết 188/2025/QH15 có hiệu lực từ ngày 19/02/2025.
3 Comments
At vero eos et accusamus et iusto odio dignissimos ducimus qui blanditiis praesentium voluptatum deleniti atque corrupti quos dolores et quas molestias excepturi sint occaecati cupiditate non provident, similique sunt in culpa qui officia deserunt mollitia animi. Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat cumque nihil impedit quo minus. Duis aute irure dolor in reprehenderit in voluptate.
Barbara Palson
3 days agoLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat cumque nihil impedit quo minus. Duis aute irure dolor in reprehenderit in voluptate.
Daniel Adams
2 days ago