.jpg)
Người lao động có thể ký loại hợp đồng gì nếu người lao động chỉ làm việc 14 ngày/tháng?
Lao động là một phần không thể thiếu của con người, vì lao động giúp con người tạo ra thức ăn, của cải, vật chất… đáp ứng cho những nhu cầu cần thiết để mỗi người có thể tồn tại và phát triển. Muốn đạt được điều đó thì sức lao động của con người là một yếu tố không thể thiếu. Nhằm tạo ra những sản phẩm hiệu quả, chất lượng thì việc quy định thời gian lao động, làm việc là vô cùng quan trọng. Và đó cần được thoả thuận một cách rõ ràng, bình đẳng giữa những người lao động và người sử dụng lao động.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động 2019 quy định hợp đồng lao động phải được giao kết bằng 1 trong các loại sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, khi hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn khi hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Vậy trong trường hợp người lao động chỉ làm việc 14 ngày/tháng thì người sử dụng lao động và người lao động sẽ ký loại hợp đồng lao động nào?
Thực chất, Hợp đồng lao động theo Điều 13 Bộ luật lao động 2019 là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, tạo điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động, và hợp đồng lao động được giao kết trước khi nhận người lao động vào làm việc.
Theo đó, số ngày làm việc của người lao động trong 01 tháng sẽ do người lao động và người sử dụng lao động tự thoả thuận và không vi phạm quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Bộ luật lao động 2019 đề ra một số quy định liên quan đến thời gian, thời giờ làm việc như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 105 Bộ luật lao động 2019 quy định thời giờ làm việc là không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Hoặc trong trường hợp làm việc theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Thứ hai, theo quy định tại ĐIều 32 Bộ luật này cho phép người lao động được làm việc không trọn thời gian, làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường, tuỳ thuộc theo thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian nghỉ hằng tuần của người lao động, cụ thể như sau:
- Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
- Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
- Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Từ những quy định trên, ta thấy pháp luật hiện hành không quy định về số ngày làm việc trong tháng của người lao động, mà chỉ quy định đối với số giờ làm việc, sẽ do các bên tự thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng.
3 Comments
At vero eos et accusamus et iusto odio dignissimos ducimus qui blanditiis praesentium voluptatum deleniti atque corrupti quos dolores et quas molestias excepturi sint occaecati cupiditate non provident, similique sunt in culpa qui officia deserunt mollitia animi. Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat cumque nihil impedit quo minus. Duis aute irure dolor in reprehenderit in voluptate.
Barbara Palson
3 days agoLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat cumque nihil impedit quo minus. Duis aute irure dolor in reprehenderit in voluptate.
Daniel Adams
2 days ago