Mã số bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội có giống nhau không?

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là 2 chính sách an sinh xã hội hoàn toàn khác nhau nhưng giữa 2 chế độ này lại có sự ràng buộc nhất định. Căn cứ theo theo khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định về định nghĩa của Bảo hiểm Y tế, là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm Y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, bảo hiểm xã hội cũng được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.

 

 

Thực chất, đây là 2 loại bảo hiểm khác nhau hoàn toàn bởi những tính chất riêng của chúng, trong đó bao gồm sự khác nhau liên quan đến mã số. Bởi mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT. Bên cạnh đó, mã số thẻ BHYT là một dãy gồm 15 ký tự, gồm 10 ký tự cuối là mã số BHXH, được dùng để quản lý và theo dõi người tham gia bảo hiểm trong suốt quá trình sử dụng bảo hiểm y tế. Và theo Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH năm 2015, quy định cấu trúc mã thẻ BHYT, gồm 15 ký tự, được chia thành 04 ô.

Thứ nhất, hai ký tự đầu (ô thứ 1): được ký hiệu bằng chữ (theo bảng chữ cái latinh), là mã đối tượng tham gia BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì mã đối tượng ghi trên thẻ BHYT là mã đối tượng đóng BHYT được xác định đầu tiên theo quy định tại Khoản 7, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT.

 

 

Thứ hai, ký tự tiếp theo (ô thứ 2): được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 đến 5) là mức hưởng BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT là mức hưởng của đối tượng có quyền lợi cao nhất.

Thứ ba, hai ký tự tiếp theo (ô thứ 3): được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi phát hành thẻ BHYT (theo mã tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam và Công văn số 628/TCTK-PPCĐ ngày 06/8/2009 của Tổng cục Thống kê về việc thông báo mã số danh mục hành chính mới). Riêng mã của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng được ký hiệu bằng số 97, của Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân được ký hiệu bằng số 98.

Thứ tư, mười ký tự cuối (ô thứ 4): là số định danh cá nhân của người tham gia BHXH, BHYT quy định tại Quyết định số 1263/QĐ-BHXH ngày 21/11/2014 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành và quy định quản lý, sử dụng hệ thống danh mục dùng chung, chỉ tiêu báo cáo ngành Bảo hiểm xã hội.

Như vậy, từ quy định của pháp luật nêu trên, ta thấy thẻ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế là không giống nhau cả về mã số hay mục đích sử dụng, cách thức sử dụng. Tuy nhiên, có 10 ký tự cuối trong mã số thẻ BHYT giống với mã số của BHXH.

3 Comments

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat cumque nihil impedit quo minus. Duis aute irure dolor in reprehenderit in voluptate.

Barbara Palson

Barbara Palson

3 days ago
Reply

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat cumque nihil impedit quo minus. Duis aute irure dolor in reprehenderit in voluptate.

Daniel Adams

Daniel Adams

2 days ago

At vero eos et accusamus et iusto odio dignissimos ducimus qui blanditiis praesentium voluptatum deleniti atque corrupti quos dolores et quas molestias excepturi sint occaecati cupiditate non provident, similique sunt in culpa qui officia deserunt mollitia animi. Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit.

Tim Brooks

Tim Brooks

1 week ago
Reply
Join the conversation
Please enter your name.
Looks good!
Please provide a vild email address.
Looks good!
Please write your comment.
Looks good!

Tin tức liên quan