.jpg)
Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký bị phạt tới 100 triệu đồng
Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp được hiểu như thế nào?
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, thì thuật ngữ “doanh nghiệp” được hiểu là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Cũng theo văn bản trên, thì “kinh doanh” được giải thích là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Như vậy, kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp được hiểu là việc một tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch đã thành lập/đăng ký hoặc chưa thành lập/đăng ký thực hiện công việc đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
Theo quy định pháp luật, thì một tổ chức kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo những chế tài dưới đây.
Chế tài xử phạt đối với hành vi kinh doanh dưới hình thức DN mà không đăng ký
Khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đã quy định về hình thức xử phạt và mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký:
Cụ thể, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký.
- Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
(Trước đây, theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hai hành vi này)
Biện pháp khắc phục hậu quả với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký là buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp?
- Cách thức thực hiện
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:
a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)
- Nội dung hồ sơ
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định
- Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức (nếu là tổ chức nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự)
b) Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
- Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cổ đông cá nhân, tổ chức (cổ đông là tổ chức nước ngoài thì giấy tờ phải được hợp pháp hóa lãnh sự)
b) Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
- Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Như vậy, nếu kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không thực hiện đăng ký doanh nghiệp, hoặc đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tạm ngừng, đình, chấm dứt kinh doanh mà vẫn tiếp tục kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền tối đa 100.000.000 triệu đồng. Ngoài phạt tiền, còn phải đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với tổ chức chưa đăng ký thành lập doanh nghiệp
3 Comments
At vero eos et accusamus et iusto odio dignissimos ducimus qui blanditiis praesentium voluptatum deleniti atque corrupti quos dolores et quas molestias excepturi sint occaecati cupiditate non provident, similique sunt in culpa qui officia deserunt mollitia animi. Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat cumque nihil impedit quo minus. Duis aute irure dolor in reprehenderit in voluptate.
Barbara Palson
3 days agoLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat cumque nihil impedit quo minus. Duis aute irure dolor in reprehenderit in voluptate.
Daniel Adams
2 days ago