.jpg)
Hướng dẫn chuyển đất rừng sang đất ở: Điều kiện, thủ tục và mức phạt cần biết
Điều kiện thực hiện thủ tục chuyển đất rừng sang đất ở
- Chuyển đất rừng sang đất ở phải xin phép
Theo khoản 1 Điều 9 Luật Đất đai năm 2024, đất rừng thuộc nhóm đất nông nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai năm 2024, khi người sử dụng đất muốn chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (bao gồm đất ở) phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Căn cứ chuyển đất rừng sang đất ở
Theo khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai năm 2024, việc cho phép hoặc không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất dựa trên các căn cứ sau:
“5. Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở sang đất ở hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”
Như vậy, căn cứ để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng lên đất ở là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
Thủ tục chuyển đất rừng sang đất ở
- Hồ sơ xin phép chuyển đất rừng sang đất ở
Căn cứ khoản 2, 5 Điều 44 và Điều 48 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, khi hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển mục đích sử dụng đất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
Đơn xin chuyển mục đích sử dụng theo Mẫu 02c tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 102/2024/NĐ-CP.
- Trình tự, thủ tục thực hiện
Theo Điều 227 Luật Đất đai 2024, trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra các điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung.
Bước 3: Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, cơ quan quản lý đất đai lập hồ sơ trình UBND cấp huyện ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Bước 4: Nộp tiền sử dụng đất theo quy định, trừ trường hợp được miễn.
Bước 5: Chuyển hồ sơ đến Văn phòng/chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện việc đăng ký, cấp Sổ và cập nhật dữ liệu đất đai, trả lại Sổ cho người sử dụng đất.
Lưu ý: Trường hợp vừa chuyển quyền sử dụng, vừa chuyển mục đích sử dụng đất thì cần thực hiện thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
Mức phạt khi tự ý chuyển sang đất ở
Theo Điều 9 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác mà không được phép sẽ bị xử phạt theo mức phạt tương ứng với diện tích vi phạm.
Chuyển sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp:
Dưới 0,5 ha: Phạt từ 2 - 3 triệu đồng.
Từ 0,5 đến dưới 1 ha: Phạt từ 3 - 5 triệu đồng.
Từ 1 đến dưới 2 ha: Phạt từ 5 - 10 triệu đồng.
Từ 2 ha trở lên: Phạt từ 10 - 30 triệu đồng.
Chuyển sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) tại xã:
Dưới 0,05 ha: Phạt từ 3 - 5 triệu đồng.
Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha: Phạt từ 5 - 10 triệu đồng.
Từ 0,1 đến dưới 0,5 ha: Phạt từ 10 - 20 triệu đồng.
Từ 0,5 đến dưới 1 ha: Phạt từ 20 - 50 triệu đồng.
Từ 1 đến dưới 2 ha: Phạt từ 50 - 100 triệu đồng.
-
- Từ 2 ha trở lên: Phạt từ 100 - 150 triệu đồng.
Chuyển sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã:
Dưới 0,02 ha: Phạt từ 10 - 20 triệu đồng.
Từ 0,02 đến dưới 0,05 ha: Phạt từ 20 - 50 triệu đồng.
Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha: Phạt từ 50 - 100 triệu đồng.
Từ 0,1 đến dưới 0,5 ha: Phạt từ 100 - 150 triệu đồng.
Từ 0,5 ha trở lên: Phạt từ 150 - 200 triệu đồng.
Lưu ý: Nếu hành vi vi phạm xảy ra tại phường hoặc thị trấn thì mức phạt sẽ gấp đôi so với các mức phạt nêu trên.
Người dân cần tham khảo ý kiến công chức địa chính cấp xã về việc thửa đất của mình có được phép chuyển mục đích sử dụng hay không trước khi chuẩn bị hồ sơ.
3 Comments
At vero eos et accusamus et iusto odio dignissimos ducimus qui blanditiis praesentium voluptatum deleniti atque corrupti quos dolores et quas molestias excepturi sint occaecati cupiditate non provident, similique sunt in culpa qui officia deserunt mollitia animi. Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat cumque nihil impedit quo minus. Duis aute irure dolor in reprehenderit in voluptate.
Barbara Palson
3 days agoLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat cumque nihil impedit quo minus. Duis aute irure dolor in reprehenderit in voluptate.
Daniel Adams
2 days ago