HĐLĐ của người làm việc theo dự án mà khi dự án kết thúc, chủ dự án không thể giải quyết được việc làm cho những người làm thì sẽ được xử lý như thế nào?

HĐLĐ là cơ sở ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong mối quan hệ lao động giữa hai bên. Chính vì thế, khi người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm cho chủ thể bên kia khi có vấn đề xảy ra là một bài toán nan giải. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi khi HĐLĐ của người làm việc theo dự án mà khi dự án kết thúc, chủ dự án không thể giải quyết được việc làm cho những người làm thì sẽ được xử lý như thế nào?

 

(Ảnh minh hoạ)

  1. Cơ sở pháp lý
  • Bộ luật Lao động 2019
  • Luật đầu tư 2020
  1. Khi dự án kết thúc thì mối quan hệ giữa chủ dự án và người làm việc theo dự án sẽ như thế nào?
  1. Chủ dự án có phương án hỗ trợ việc làm cho người làm việc theo dự án

Theo quy định tại Điều 48 Luật Đầu tư 2020, dự án đầu tư bị chấm dứt trong các trường hợp như nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án, hết thời hạn hoạt động dự án… và theo đó khi dự án chấm dứt hoạt động, nhà đầu tư tự giải quyết các vấn đề về lao động tồn đọng trong dự án đầu tư theo quy định của pháp luật lao động, cụ thể như sau.

Đối với trường hợp dự án kết thúc, chủ dự án với vai trò là người sử dụng lao động không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hàng loạt với người lao động làm việc tại dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 do không thuộc các trường hợp quy định tại điều luật này.

Hợp đồng lao động của người làm việc theo dự án kết thúc đột ngột do dự án bị chấm dứt có thể được xem xét là hợp đồng bị chấm dứt do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Lao động 2019 ; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

  1. Chủ dự án không thể giải quyết được việc làm

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2019. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

Trên đây là bài viết về: HĐLĐ của người làm việc theo dự án mà khi dự án kết thúc, chủ dự án không thể giải quyết được việc làm cho những người làm thì sẽ được xử lý như thế nào?. Theo đó, người sử dụng lao động bắt buộc phải trả trợ cấp mất việc làm cho họ theo đúng quy định pháp luật về lao động

3 Comments

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat cumque nihil impedit quo minus. Duis aute irure dolor in reprehenderit in voluptate.

Barbara Palson

Barbara Palson

3 days ago
Reply

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat cumque nihil impedit quo minus. Duis aute irure dolor in reprehenderit in voluptate.

Daniel Adams

Daniel Adams

2 days ago

At vero eos et accusamus et iusto odio dignissimos ducimus qui blanditiis praesentium voluptatum deleniti atque corrupti quos dolores et quas molestias excepturi sint occaecati cupiditate non provident, similique sunt in culpa qui officia deserunt mollitia animi. Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit.

Tim Brooks

Tim Brooks

1 week ago
Reply
Join the conversation
Please enter your name.
Looks good!
Please provide a vild email address.
Looks good!
Please write your comment.
Looks good!

Tin tức liên quan