Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với lao động thời vụ, thử việc

Thuế TNCN là loại thuế trực thu, điều tiết vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trong kỳ tính thuế, không phân biệt nguồn phát sinh thu nhập. Hiện nay có 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Cụ thể:

  • Cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt nơi trả thu nhập).
  • Cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập).

Tuỳ thuộc theo từng trường hợp mà sẽ có cách tính thuế thu nhập cá nhân khác nhau. Dưới đây sẽ hướng dẫn về cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với lao động thời vụ và lao động thử việc.

  1. Cách tính thuế thu nhập cá nhân với lao động thời vụ

Hợp đồng thời vụ là một trong những loại hợp đồng lao động, ghi nhận quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong việc thực hiện một công việc mang tính mùa vụ, không thường xuyên, có thời hạn dưới 12 tháng.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với hợp đồng thời vụ, thử việc được quy định rõ ràng tại điểm i, khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC:

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu 02/CK-TNCN theo Thông tư 92/2015/TT-BTC), gửi cho doanh nghiệp/tổ chức trả thu nhập để doanh nghiệp làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Dựa trên cam kết của người lao động, doanh nghiệp/tổ chức trả thu nhập sẽ không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, doanh nghiệp sẽ phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân có thu nhập chưa đến mức khấu trừ thuế và nộp cho cơ quan thuế. Theo đó, các cá nhân đã làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, nếu phát hiện ra sai sót sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế. Cá nhân làm cam kết phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.

Tóm lại:

  • Với những lao động thời vụ, hoặc lao động có hợp đồng dưới 3 tháng nếu có thu nhập dưới 2 triệu/lần hoặc/tháng, thì khi thực hiện trả lương, kế toán chỉ cần giữ lại CMND bản photo, kèm theo hợp đồng lao động, chứng từ thanh toán tiền lương, bảng chấm công.
  • Với những người có thu nhập trên 2 triệu/lần hoặc tháng, khi thực hiện trả lương, kế toán sẽ phải khấu trừ 10% thuế TNCN trên tổng thu nhập trước khi chi trả cho người lao động.

Ví dụ:

Thuê lao động thời vụ, trả lương 5 triệu đồng/tháng, phụ cấp 500.000 VNĐ, thì thuế TNCN phải nộp sẽ là : (5.000.000 + 500.000) x 10% = 550.000 (Công thức tính theo tổng thu nhập, không giảm trừ).

Nếu người lao động không muốn khấu trừ 10% thì sẽ phải làm bản cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN, cam kết thu nhập sau khi trừ đi các khoản giảm trừ sẽ chưa đến mức phải thực hiện khấu trừ thì kế toán sẽ không làm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

  1. Cách tính thuế thu nhập cá nhân với lao động thử việc

Theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật lao động 2019, “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc”. Thời gian thử việc được quy định tại khoản 2 Điều 25 của Bộ luật này, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện được nêu.

Trong đó, khoản 1 Điều 25 có trường hợp “Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp”. Như vậy, đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp có thể ký hợp đồng thử việc tới 180 ngày (6 tháng) – lớn hơn 3 tháng nên phải tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu luỹ tiến từng phần. Các trường hợp còn lại vẫn tính theo như cách tính của thuế thu nhập cá nhân đối với lao động thời vụ (lao động dưới 3 tháng).

Có thể đọc thêm tại Công văn số 3421/CT-HTr của Cục thuế Hà Nội và Công văn số 10624/CT-TTHT của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh để hiểu rõ hơn về cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với lao động thời vụ, thử việc.

3 Comments

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat cumque nihil impedit quo minus. Duis aute irure dolor in reprehenderit in voluptate.

Barbara Palson

Barbara Palson

3 days ago
Reply

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat cumque nihil impedit quo minus. Duis aute irure dolor in reprehenderit in voluptate.

Daniel Adams

Daniel Adams

2 days ago

At vero eos et accusamus et iusto odio dignissimos ducimus qui blanditiis praesentium voluptatum deleniti atque corrupti quos dolores et quas molestias excepturi sint occaecati cupiditate non provident, similique sunt in culpa qui officia deserunt mollitia animi. Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit.

Tim Brooks

Tim Brooks

1 week ago
Reply
Join the conversation
Please enter your name.
Looks good!
Please provide a vild email address.
Looks good!
Please write your comment.
Looks good!

Tin tức liên quan